“Cháu mê Harry Potter vô cùng. Tiền tiết kiệm mỗi tháng tôi cho đã được giành dụm để mua Harry Potter đúng bằng tiếng Anh. Chưa kể, tôi tận mắt nhìn thấy con xem đi xem lại bộ phim cùng tên không biết bao nhiêu lần” – bà Thường nhớ lại.
“Cháu mê Harry Potter vô cùng. Tiền tiết kiệm mỗi tháng tôi cho đã được giành dụm để mua Harry Potter đúng bằng tiếng Anh. Chưa kể, tôi tận mắt nhìn thấy con xem đi xem lại bộ phim cùng tên không biết bao nhiêu lần” – bà Thường nhớ lại.
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các môn học bắt buộc ở THPT 2024 sẽ gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đồng thời thì thời lượng học các môn học bắt buộc ở THPT 2024 như sau:
- Môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1: 105 tiết học
- Môn Giáo dục thể chất: 70 tiết học
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh: 35 tiết học
Các môn học bắt buộc ở THPT 2024? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) thì chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển như sau:
- Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình giáo dục dành cho các đối tượng chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn); các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục.
- Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lí giáo dục, các trường, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).
Chương trình học phổ thông AP và IB
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate)
Chương trình tú tài quốc tế IB là chương trình học lấy bằng quốc tế có 3 bậc, bậc cao nhất là Diploma Programme (DP) dành cho học sinh 16 đến 19 tuổi. Khóa học IB kéo dài 2 năm.
Chương trình này hướng học sinh vào học các trường đại học hàng đầu thế giới. Tại thời điểm tháng 9/2019, có 3,421 trường ở 157 quốc gia giảng dạy chương trình DP. Năm 2019 có 166,000 học sinh thi IB.
Tìm hiểu thêm: Chương trình tú tài quốc tế IB
Chương trình học phổ thông AP (Advanced Placement)
Chương trình học phổ thông AB là chương trình xếp lớp nâng cao dành cho học sinh phổ thông có ý định học lên bậc đại học. Chương trình này được thiết kế bởi tổ chức College Board.
Khóa học AP kéo dài 1 năm. Học sinh được chọn môn học từ 38 môn. Năm 2019 có 2,8 triệu học sinh thi AP.
Tìm hiểu thêm: Chương trình phổ thông quốc tế AP
Theo Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.