Mẫu Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Chứng Khoán

Mẫu Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Chứng Khoán

Việt Nam là một đất nước đang có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi hậu Covid các năm gần đây. Với tình hình thị trường phát triển như vậy, các nhà đầu tư luôn quan tâm mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những phương thức được các nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay đó chính là xác lập hợp đồng ủy thác đầu tư vốn. Vậy hợp đồng ủy thác vốn là gì? điều kiện xác lập hợp đồng ủy thác này ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin này đến cho Quý bạn đọc.

Việt Nam là một đất nước đang có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi hậu Covid các năm gần đây. Với tình hình thị trường phát triển như vậy, các nhà đầu tư luôn quan tâm mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những phương thức được các nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay đó chính là xác lập hợp đồng ủy thác đầu tư vốn. Vậy hợp đồng ủy thác vốn là gì? điều kiện xác lập hợp đồng ủy thác này ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin này đến cho Quý bạn đọc.

Lưu ý khi ủy thác đầu tư chứng khoán

Chọn bên nhận ủy thác uy tín: Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về bên nhận ủy thác, bao gồm năng lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín,...

Tìm hiểu kỹ các điều khoản hợp đồng ủy thác: Nhà đầu tư cần đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản hợp đồng ủy thác trước khi ký kết.

Theo dõi thường xuyên hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của bên nhận ủy thác để kịp thời nắm bắt tình hình và đưa ra các quyết định phù hợp.

Ủy thác đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ các ưu điểm, nhược điểm và lưu ý khi ủy thác đầu tư để đảm bảo an toàn và hiệu quả đầu tư.

Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư vốn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;

Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2020;

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi bên và sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên.

Hôm nay, ngày.. tháng… năm… Chúng tôi gồm có:

Dân tộc:                              Quốc tịch:

...................................................Emai:.....................................................

BÊN NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN B):...

Bên A và Bên B tùy theo ngữ cảnh sẽ được gọi chung là “Hai Bên” hoặc “Các Bên”.

Sau khi trao đổi, thống nhất, Hai Bên đồng ý ký kết Hợp Đồng Ủy thác đầu tư (“Hợp Đồng”) với các điều khoản và điều kiện dưới đây:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ỦY THÁC ĐẦU TƯ

1.1. Bên A ủy thác cho Bên B thực hiện hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng …do Bên B là chủ đầu tư. Dự án xây dựng này có vị trí…

1.2. Số tiền ủy thác đầu tư là: … đồng (Bằng chữ: …đồng).

1.3. Thời hạn ủy thác đầu tư: … tháng

Từ ngày ..../...../20.... đến ngày ..../...../20....

ĐIỀU 2. PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ CÁCH THỨC THANH TOÁN HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ

- Lợi nhuận sẽ được phân chia hàng tháng nếu tháng đó có lợi nhuận. Bên A sẽ được hưởng 90% và bên B được hưởng 10% lợi nhuận. Lợi nhuận hàng tháng được chia vào ngày cuối tháng.

- Trong trường hợp rủi ro, tháng nào bị lỗ thì số lỗ đó được dùng để trừ vào lợi nhuận tháng sau. Phần lợi nhuận còn lại của tháng sau đó mới được dùng để phân chia lợi nhuận cho các bên.

- Lợi nhuận sau khi đã được chia cho Bên B thì sẽ hoàn toàn thuộc về Bên B. Trong trường hợp rủi ro, tài khoản sau đó nếu có bị lỗ thì Bên B cũng không phải bỏ số tiền lợi nhuận đã chia trước đó để bù số lỗ sau này.

Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng

ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Yêu cầu Bên B cung cấp tài liệu về quyền được nhận ủy thác đầu tư.

- Giám sát kiểm tra Bên B thực hiện hợp đồng.

- Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin về việc thực hiện hợp đồng.

- Nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác cho Bên B theo quy định tại hợp đồng.

- Chuyển vốn cho Bên B như thỏa thuận.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

-  Được nhận chi phí ủy thác theo thỏa thuận.

- Từ chối yêu cầu của Bên A nếu vi phạm quy định của pháp luật.

- Yêu cầu Bên A cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng.

- Thông báo kịp thời nội dung thực hiện hoạt động đầu tư cho Bên A.

ĐIỀU 4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản được ghi trong hợp đồng ủy thác đầu tư.

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trường hợp thương lượng và hòa giải không thành, hai bên có thể giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn tại Taslaw

Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về ủy thác, quản lý vốn luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:

Tư vấn các vấn đề chung về ủy thác

Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn cho Quý khách hàng

Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S

Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Ủy thác đầu tư chứng khoán là gì?

Ủy thác đầu tư chứng khoán là việc chuyển tiền từ cá nhân, tổ chức này sang cá nhân, tổ chức khác để đầu tư nhắm tìm kiếm lợi nhuận.

Hoạt động ủy thác đầu tư thường có sự tham gia của hai bên: ủy thác và nhận ủy thác. Trong đó, người nhận ủy thác sẽ giao toàn bộ trách nhiệm về việc sử dụng vốn cho người nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác có nhiệm vụ và trách nhiệm đầu tư, quản lý danh mục để đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu.

Hiện, trên thị trường, ủy thác đầu tư thường được phân chia thành ba hình thức dựa trên mức độ chia sẻ rủi ro cùng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

- Nhận ủy thác không chia sẻ rủi ro: Theo như hình thức đầu tư này, bên ủy thác sẽ chịu hoàn toàn các rủi ro. Bên nhận ủy thác chỉ có trách nhiệm mang tiền đi đầu tư, không chịu rủi ro.

- Nhận ủy thác có chia sẻ rủi ro: Hình thức đầu tư này được sử dụng khi có các danh mục đầu tư tiềm năng, kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn cho bên ủy thác nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Khi đó, bên nhận ủy thác có trách nhiệm chia sẻ rủi ro với khách hàng.

- Nhận ủy thác với lợi tức cố định: Đây là hình thức ủy thác đầu tư an toàn, ít rủi ro với những người không muốn mạo hiểm. Theo đó, bên ủy thác sẽ được chia lợi tức định kỳ và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biến động của thị trường.

Theo chuyên gia của DNSE, hình thức ủy thác đầu tư cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng phù hợp với những đối tượng khác nhau. Nếu những người mới tham gia vào thị trường, thiếu kiến thức về chứng khoán và kinh nghiệm thực tế, giao dịch thông qua ủy thác là hình thức giúp nhà đầu tư có được nguồn thu ổn định và an toàn. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nghiệm, không thích bị ràng buộc và muốn quản lý danh mục, nhà đầu tư có thể tự thực hiện các giao dịch.

Về ưu điểm, theo lý thuyết, việc ủy thác đầu tư chứng khoán giúp đảm bảo tăng trưởng ổn định, hiệu quả. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay công ty quản lý sẽ nghiên cứu và xây dựng danh mục đầu tư đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... để hạn chế các rủi ro. Điều này có thể giúp người ủy thác thu được lợi nhuận an toàn, ổn định khi các giao dịch được thực hiện bởi các nhà quản lý có trình độ và chuyên nghiệp.

So với gửi tiết kiệm, việc ủy thác đầu tư thường sẽ mang đến lợi nhuận cao hơn khi thị trường trên đà tăng trưởng. Nếu chỉ gửi tiết kiệm, nhà đầu tư sẽ không được trả thêm lãi suất khi thị trường phát triển mà chỉ nhận được mức lãi cố định ban đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, hình thức ủy thác đầu tư cũng tiềm ẩn những rủi ro. Đầu tiên, kết quả của việc ủy thác đầu tư thường phụ thuộc vào công ty quản lý. Do đó, nếu công ty quản lý quỹ tốt, nhà đầu tư có thể thu được khoản lời. Song, nếu chọn nhầm công ty quản lý, nhà đầu tư thường phải chịu hoàn toàn rủi ro.

Ủy thác đầu tư thường đem đến lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm, song, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Người ủy thác có thể bị lỗ nếu doanh mục đầu tư của bên nhận ủy thác không hiệu quả, hoặc do yếu tố khách quan từ thị trường, hoặc điểm ra vào không hợp lý có thể gây bất lợi cho danh mục đầu tư.

Ngoài ra, thời gian thu lại lợi nhuận từ hoạt động ủy thác đầu tư chứng khoán thường tương đối dài. Đồng thời, một hạn chế nữa khi ủy thác đầu tư là bên ủy thác không có khả năng kiểm soát vốn do đã giao toàn quyền đầu tư cho bên nhận ủy thác nên không được phép đưa ra các quyết định đầu tư.

Để việc ủy thác đầu tư đạt hiệu quả, các nhà đầu tư nên lựa chọn bên nhận ủy thác úy tín, giàu kinh nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động ủy thác đầu tư. Một tổ chức có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư cũng như có trách nhiệm sẽ giúp nguồn vốn của bạn có thể sinh lời tối đa. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ các loại phí có thể phát sinh trong quá trình ủy thác như phí môi giới, phí quản lý tài khoản đầu tư, phí hiệu suất, phí thường niên...

Đồng thời, việc có kế hoạch và mục tiêu cụ thể là điều kiện giúp các nhà đầu tư thành công khi ủy thác đầu tư. Dù giao toàn quyền quyết định cho bên nhận ủy thác nhưng bạn cũng nên xác định lĩnh vực đầu tư và tiến độ báo cáo cụ thể để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhà đầu tư không nên ủy thác đầu tư nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm. Việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực sẽ khiến cho nguồn vốn bị chia nhỏ, đồng thời, khiến danh mục tăng trưởng ngắn hạn, khó theo xu hướng và không có ích trong tương lai.