Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành mới của nước ta nhưng lại thu hút được đông đảo bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành học này có phù hợp với bạn hay không? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu? Nếu bạn trẻ nào đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành mới của nước ta nhưng lại thu hút được đông đảo bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành học này có phù hợp với bạn hay không? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu? Nếu bạn trẻ nào đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo, thiết kế, xây dựng những ứng dụng đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, internet…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), giáo dục (học điện tử, minh họa trực quan…)… Những công việc cụ thể của người làm Truyền thông đa phương tiện gồm việc viết kịch bản phim, thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý hình ảnh, sử dụng các kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa 2D, 3D trên máy tính nhằm mục đích thực hiện các sản phẩm truyền thông và giải trí hiện đại.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu cũng như những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể sáng tạo ra các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.
Hơn nữa, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được đào tạo sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa 2D, 3D; các ngôn ngữ lập trình, kỹ năng xây dựng phần mềm máy tính; kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ truyền thông, quảng cáo, giải trí. Bên cạnh đó là những kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,… đáp ứng mọi yêu cầu của công việc chuyên môn.
Thời gian đào tạo hệ đại học chính quy ngành Truyền thông đa phương tiện của Đại học Công nghệ TP.HCM là 4 năm. Sinh viên có quyền học vượt để hoàn thành sớm chương trình học so với thời gian quy định của trường. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Truyền thông đa phương tiện.
Trong khung chương trình đào tạo sinh viên sẽ được học giáo trình được biên soạn theo phương châm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành với những môn học tiêu biểu như: Ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện, Xử lý hình ảnh, Truyền thông và quản lý xã hội, Truyền thông và văn hóa, Các ứng dụng cho truyền thông, Lên kịch bản chương trình truyền thông, Tổng quan về truyền thông internet, Truyền thông doanh nghiệp và tiếp thị, Sản xuất chương trình trên truyền hình và Radio…
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện của HUTECH rất chú trọng năng lực thực hành. Vì vậy, các bạn cũng sẽ “ngập đầu” với các đồ án môn học, các seminar hay hội thảo chuyên đề, gặp gỡ các chuyên gia, trải nghiệm thiết bị kỹ thuật,… Đặc biệt, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trường như: tổ chức sự kiện, làm phim quảng cáo hay sản xuất phim ngắn nghệ thuật, thử sức với các sân chơi quy mô như HUTECH Film Fest,… Đây là những “giảng đường” giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm, gặp gỡ, học hỏi từ những đạo diễn nổi tiếng như Nguyễn Quang Dũng, đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh, đạo diễn Mzung Nguyễn, đạo diễn Luk Vân,… Từ đó, tìm ra hướng đi và xác định được mục tiêu mình cần theo đuổi.
Khi đến HUTECH, các bạn sẽ thấy sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có môi trường học vô cùng năng động. Đó không chỉ là các hoạt động giải trí tại sân trường sau những giờ học căng thẳng mà còn rất nhiều những “sân chơi” học thuật cũng rất đa dạng.
Sinh viên được tham gia hoạt động thực hành
Đặc biệt, sinh viên Truyền thông đa phương tiện HUTECH cũng được khuyến khích tham gia các “Học kỳ doanh nghiệp” từ năm thứ 2 trong các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, quảng cáo, giải trí… Hơn nữa, sinh viên HUTECH có lợi thế đó là sự đồng hành từ “ông lớn” công nghệ Sony cùng nhiều doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, mỗi thành phẩm đồ án tốt không chỉ là điều kiện cần để “qua môn” mà còn có thể nhận những giải thưởng hấp dẫn giúp bạn gặt hái được những thành tựu nhất định.
Chất lượng đào tạo của trường thì các bạn hoàn toàn yên tâm nhé. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ thì các bạn còn được “cầm tay chỉ việc” bởi đội ngũ giảng viên, chuyên gia có tiếng trong ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn.
Ngành Truyền thông đa phương tiện có thể nói là ngành học đa nghề học một mà có thể làm rất nhiều nghề. Đặc biệt, trong bối cảnh lĩnh vực truyền thông ở nước ta đang trên đà phát triển thịnh vượng. Nhờ đó, sinh viên có cả “đại dương” bao la thỏa sức tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với năng lực của bản thân.
– Biên tập viên nội dung báo chí, phim quảng cáo, phim hoạt hình tại các báo, đài truyền hình, hãng phim, công ty truyền thông – quảng cáo.
– Chuyên viên thiết kế sản phẩm truyền thông làm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo, đài truyền hình, nhà xuất bản.
– Chuyên viên thiết kế game, Thiết kế và xây dựng website tại các công ty phát triển phần mềm, xây dựng website;…
Qua những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình về ngành Truyền thông đa phương tiện của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) rồi đúng không. Một ngành học không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở mà thu nhập cũng rất hấp dẫn. Đây là lựa chọn rất hoàn hảo cho những bạn trẻ năng động, sáng tạo.
A00 – Toán, Lý, HóaA01 – Toán, Lý, Tiếng AnhC00 – Văn, Sử, ĐịaD01 – Văn, Toán, Tiếng Anh
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là việc tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế và phát triển các sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng cao. Trong đó truyền thông đóng vai trò tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, thực hiện viết kịch bản, thiết kế đồ họa, biên tập vào những công việc liên quan đến âm thanh, xử lý hình ảnh và truyền tải đến công chúng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có cơ hội làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
Hotline: 02471099669 – 0981969288 – 0865705899
E-mail: [email protected]
Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Địa chỉ:Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
Email:[email protected] | [email protected]
Nếu bạn Yêu thích ngành Thiết kế Đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý [...]
Mã ngành: 7320104 – Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế, phát triển các ứng dụng đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác; thông qua các công cụ để viết thành kịch bản phim, thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý hình ảnh, sử dụng các kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa 2D, 3D trên máy tính. Multimedia đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực sáng tạo và làm chủ công nghệ Multimedia.
Ngành Truyền thông đa phương tiện đươc thành lập từ năm 2006. Chương trình đào tạo đại học ngành Truyền thông đa phương tiện nhằm đào tạo cử nhân Truyền thông có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh;. có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hoá; có trình độ lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp về Truyền thông (có khả năng làm phóng viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng); có tác phong làm việc kỷ luật, khoa học; có tinh thần cầu tiến trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò – vị trí xã hội của truyền thông đại chúng.
Nhiều cựu sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện hiện đang giữ những vị trí quan trọng các cơ quan truyền thông ở trung ương, các địa phương và các công ty truyền thông.
II.Nội dung chương trình đào tạo:
Với 120 tín chỉ, các cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Kiến thức cơ sở ngành:kiến thức về văn học Việt Nam và thế giới, lý luận truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến) kiến thức chuyên sâu về báo in và xuất bản, hoạt động nghiệp vụ truyền thông, kết thức về công nghệ thông tin như xử lý hình ảnh báo chí, dàn trang báo, thiết kế website, quay phim, ảnh báo chí, viết tin, viết kịch bản, quảng cáo, … Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh tương đương trình độ B1 chuẩn Châu Âu và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành truyền thông, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động truyền thông.
III. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Truyền thông đa phương tiện:
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện sinh viên có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo chí, truyền thông, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên. Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại. Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.
Theo 1 trong 6 phương thức tuyển sinh của HIU: Tìm hiểu thêm
Đăng ký để được tư vấn tốt nhất: Tại đây
Ngành Truyền thông rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng cao. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ có được cơ hội nghề nghiệp rộng mở ở các lĩnh vực: báo chí, biên tập, truyền hình, quảng cáo, marketing, nhiếp ảnh, thiết kế, sản xuất MV, làm phim, v.v…