– Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
– Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
✔ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
✔ Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
✔ Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
+ Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;
+ Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
+ Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
✔ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Sư Trí Nam về thủ tục xin miễn giấy phép lao động. Thông tin liên hệ dịch vụ Quý khách hàng liên hệ
Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong công việc!
Tham khảo: Dịch vụ giấy phép lao động giá rẻ
Theo Điều 8 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các trường hợp sau cần tiến hành xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thu hồi giấy phép lao động như sau:
Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Như vậy, trong trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi do châm dứt hợp đồng lao động thì người có thẩm quyền thu hồi là người sử dụng lao động.
Theo đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động.
Lưu ý: Kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Giấy phép lao động là loại giấy tờ pháp lý cho phép người lao động mang quốc tịch nước ngoài được làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay, tình trạng người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc “bất hợp pháp” không có giấy phép lao động diễn ra ngày càng phổ biến. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những quy định pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động tại Việt Nam.
Theo Điều 153 Bộ luật lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi người lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt. Cụ thể:
Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hiệu lực thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Ngoài ra, người lao động không có giấy phép lao động còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Đây là hình phạt nghiêm khắc hơn rất nhiều so với mức phạt tiền hành chính ở trên.
Theo Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo một trong các mức sau đây:
Căn cứ quy định Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ quy định Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
Như vậy, từ các căn cứ trên, khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động.