Tăng Trưởng Âm

Tăng Trưởng Âm

Sau một quý tăng trưởng, GDP Nhật Bản giảm trở lại trong 3 tháng đầu năm nay, chủ yếu do tiêu dùng nội địa yếu.

Sau một quý tăng trưởng, GDP Nhật Bản giảm trở lại trong 3 tháng đầu năm nay, chủ yếu do tiêu dùng nội địa yếu.

TRIỂN VỌNG KÉM TƯƠI SÁNG CỦA KINH TẾ ĐỨC NĂM 2024

Dù vậy, các số liệu trong báo cáo kinh tế Đức năm 2024 đều vẽ nên một bức tranh u ám. Doanh thu bán lẻ, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp đều giảm. Các hộ gia đình ở nước này chịu ảnh hưởng bởi sự leo thang chóng mặt của chi phí sinh hoạt, trong khi ngành sản xuất đương đầu với sức ép từ chi phí năng lượng gia tăng, nhu cầu toàn cầu suy yếu, và chi phí vay vốn ngày càng cao.

Tiêu dùng của hộ gia đình ở Đức giảm 0,8% trong năm ngoái, về mức thấp hơn 1,5% so với mức trước đại dịch - theo Destatis. Giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp, không bao gồm xây dựng, giảm 2%. Chi tiêu của chính phủ giảm 1,7% do các biện pháp kích cầu liên quan tới đại dịch Covid-19 kết thúc.

Theo dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 0,6% trong năm 2024, và đây vẫn là một trong số những mức tăng yếu nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức sau khi Chính phủ nước này cắt giảm kế hoạch chi tiêu công để lấp đầy khoảng thâm hụt ngân sách 60 tỷ euro.

“Áp lực suy thoái vốn đã kéo dài từ cuối năm 2022 sẽ tiếp tục trong năm nay”, nhà kinh tế Andrew Kenningham của công ty nghiên cứu và tư vấn kinh tế Capital Economics nhận định. Vị chuyên gia này dự báo kinh tế Đức tăng trưởng 0% trong năm 2024.

Tuy nhiên, giới kinh tế học kỳ vọng tiêu dùng sẽ khởi sắc ở Đức trong năm nay nhờ sự phục hồi sức mua của các hộ gia đình, khi tiền lương tiếp tục tăng trưởng mạnh và lạm phát giảm tốc.

Lạm phát ở Đức đã giảm từ mức hơn 11% vào cuối năm 2022 về mức 2,3% vào tháng 11/2023. Tuy nhiên, giá cả ở nước này vẫn đang cao hơ so với mức trước đại dịch. Trong tháng 12/2023, lạm phát ở Đức tăng lên mức 3,8% sau khi Chính phủ dỡ bỏ chính sách trợ cấp giá năng lượng.

“Dù lạm phát đã chậm lại gần đây, giá cả vẫn đang cao hơn ở tất cả các giai đoạn trong quy trình kinh tế và đặt ra trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nói.

Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục 4%, dẫn tới lãi suất cho vay trong nền kinh tế Đức tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Lãi suất cao gây tê liệt nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp và khiến giá nhà ở Đức giảm 10%.

“Điều kiện tài chính không thuận lợi do lãi suất tăng cao, nhu cầu trong nước yếu và nhu cầu ở thị trường bên ngoài cũng yếu. Tất cả đều gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nhấn mạnh.’

Có một sự khởi sắc nhẹ trong dữ liệu xuất khẩu tháng 11 của khu vực eurozone, với kim ngạch xuất khẩu toàn khối tăng 1% so với tháng trước và nhập khẩu giảm 0,6%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu của eurozone vẫn giảm 4,7% và nhập khẩu giảm 16,7%, phản ánh giá năng lượng và thực phẩm nhập khẩu đi xuống.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 11/2022 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt 57,58 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2022 Việt Nam ghi nhận tăng trưởng âm cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 11/2022 ước đạt 57,58 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu ước đạt 28,4 tỷ USD, giảm 7,3%.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD.

Về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, ước đạt 101,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, ước đạt 109,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước được 87,46 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt khoảng 254,75 tỷ USD.

Trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Đứng đầu tiếp tục là các mặt hàng điện thoại, điện tử và máy móc phụ tùng.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất khi tăng tới 47% so với cùng kỳ năm 2021, ước đạt 3,8 tỷ USD. Đứng sau là mặt hàng giày dép tăng 40,2%, ước đạt 22,1 tỷ USD.

Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất, ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng sau là mặt hàng thủy sản ước đạt 10,1 tỷ USD, tăng 27%. Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 10 tỷ USD.

Đối với nhóm hàng rau quả, 11 tháng đầu năm ghi nhận giảm 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 3 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, khiến trị giá xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ còn đạt 1,2 tỷ USD, kéo theo xuất khẩu rau quả 10 tháng giảm 8%.

Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến bằng cùng kỳ năm trước; nông và lâm sản giảm 0,5 điểm phần trăm; thủy sản tăng 0,3 điểm phần trăm; nhiên liệu và khoáng sản tăng 0,2 điểm phần trăm.

Nhập khẩu giảm hơn 7% trong tháng 11

Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu của Việt Nam ước khoảng 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 115,42 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 216,19 tỷ USD.

Trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 16 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Đứng đầu tiếp tục là các mặt hàng điện thoại, điện tử và máy móc phụ tùng.

Trong số các mặt nhập khẩu, xăng dầu là mặt hàng có mức tăng trưởng lớn nhất với mức 119,8% về trị giá, ước đạt 8,1 tỷ USD. Trong năm nay, Việt Nam cũng tăng 24,2% lượng nhập khẩu xăng dầu, ở mức 7,9 triệu tấn xăng dầu. Mức tăng này chủ yếu do các tháng đầu năm, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 -40% nguồn cung xăng dầu trong nước) giảm mạnh công suất.

Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là mặt hàng bông ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng sau là mặt hàng ngô ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,5%.

Số liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố ngày 10/11 cho thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dịch vụ trong giai đoạn từ quý I-III/2018 đạt 72.245,2 tỷ won (gần 64 tỷ USD), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ngành dịch vụ ở đây là kim ngạch xuất khẩu các lĩnh vực phi hàng hóa như vận tải, du lịch, xây dựng, nội dung văn hóa, quyền sở hữu trí tuệ, tài chính. Hoạt động xuất khẩu ngành dịch vụ của Hàn Quốc đã giảm 10,7% trong năm ngoái, lần giảm đầu tiên kể từ sau năm 2009 tới nay. Nếu tiếp tục xu hướng hiện nay, xuất khẩu ngành dịch vụ trong cả năm 2018 được dự báo sẽ thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm do ảnh hưởng từ vấn đề THAAD đã giảm đi. Tuy nhiên, BoK mới đây cũng cảnh báo triển vọng xuất khẩu năm 2019 của Hàn Quốc cũng không mấy sáng sủa. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung từ đầu năm tới nay sẽ bắt đầu tác động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp "xứ sở Kim chi". Xu hướng tăng trưởng ở các nước lớn sẽ chậm lại, khiến xuất khẩu của Hàn Quốc được cho là sẽ sụt giảm.